“Ăn là phải vui” mẹ đã biết cách chưa? (Kỳ 2)
Việc ăn là phải vui sẽ không thực hiện được nếu không có sự kiên trì và nhẫn nại của cha mẹ, ở kỳ 2 này chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm phương pháp lập kế hoạch ăn là phải vui cho bé và lợi ích mà nó mang lại.
- Quy tắc lập kế hoạch ăn là phải vui:
a. Quan tâm đến nhu cầu cũng như lượng đồ ăn của trẻ:
– Đầu tiên phải kể đến chính là khẩu phần ăn phù hợp:
Tùy vào độ tuổi của trẻ: trẻ càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng càng tăng nên lượng thực ăn tiêu thụ càng nhiều. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa phát triển tốt nên các loại thức phẩm mà bé có thể sử dụng cũng đa dạng hơn. Tiếp theo là phụ thuộc vào tính trạng sức khỏe: trẻ những ngày khỏe mạnh có thể ăn tốt nhưng ngày ốm sốt, mọc răng có thể rất kém ăn hoặc sau khi ốm dậy có thể ăn nhiều hơn vì cảm thèm ăn và nhu cầu bổ sung năng lượng. Cuối cùng là tăng trưởng tự nhiên, giai đoạn phát triển của trẻ có thời gian trẻ chậm lớn nhưng có thời gian đến giai đoạn phát triển trẻ sẽ ăn nhiều hơn, ăn liên tục một thời gian và sau đó có thể lại ăn ít đi
- Ép bé ăn nhiều không phải là điều quan trọng bằng việc bé ăn ngon miệng và hấp thu tốt những dưỡng chất:
Trẻ sẽ có khẩu vị riêng, nếu thức ăn hợp khẩu vị, trẻ sẽ hứng khởi và hấp thu dinh dưỡng trong bữa ăn tốt hơn, với trẻ trên 3 tuổi mẹ nên tôn trọng sở thích khẩu vị của trẻ bằng cách hỏi xem trẻ thích ăn gì để thường xuyên đổi bữa cho con.
– Cách phân bổ bữa ăn hợp lý cho trẻ:
Trẻ em không giống như người lớn, bữa ăn nào của bé cũng đều quan trọng. Trẻ cần được ăn đủ 5-6 bữa mỗi ngày. Gọi là bữa phụ chỉ để phân biệt giữa ba bữa sáng trưa tối.
Sở dĩ bé phải ăn nhiều bữa như vậy thì thể tích dạ dày của trẻ còn nhỏ không thể đưa một lượng thức ăn nhiều. Chính vì vậy, cha mẹ nên phân chia thời gian giữa các bữa hợp lý để phát triển chiều cao cân nặng trí não.
b. Khích lệ phù hợp là cách giúp con cảm thấy vui vẻ khi ăn:
Hãy cho con xuống bếp cùng mẹ để trẻ có thể vừa chơi vừa học. Khoảng thời gian để mẹ và con cùng vào bếp luôn mang lại cho trẻ cảm giác thích thú đồng thời giúp trẻ ăn ngon hơn, đây cũng là cách giúp bé cảm nhận thức ăn bằng cách sờ, ngửi, nếm… Mẹ nhớ là không so sánh bé với người khác, không giúp con ăn tốt hơn mà chỉ hình thành tính đố kỵ cho trẻ. Cuối cùng. Không thường xuyên dùng những lời khen sáo rỗng và thái quá, khiến bé hình thành tâm lý đòi hỏi, phải được người lớn hết sức chú ý, nịnh nọt mới ăn.
Vậy lơi ích của việc lập kế hoạch ăn là phải vui là gì? Có phải đơn giản chỉ là giúp trẻ ăn ngon miệng?
- Lợi ích của ăn là phải vui:
Tạo thói quen tốt trong ăn uống cho con bằng việc chia nhỏ bữa ăn cũng như giúp trẻ tránh xa những món vặt không tốt cho sức khỏe hay chỉ chăm chăm vào món trẻ thích gây mất cân bằng dinh dưỡng. Việc lập kế hoạch ăn là phải vui còn giúp trẻ tự mình phân biệt đói – no và chủ động trong bữa ăn của mình giúp hình thành chính kiến cho trẻ từ sớm. Thêm nữa với việc xuống bếp cùng mẹ giúp cả hai hiểu nhau nhiều hơn, chuyện trò để trở nên gần gũi và thân thiết với nhau hơn. Đó cũng là chiêu nối liền khoảng cách của những bà mẹ vốn đã bỏ qua rất nhiều thời gian để được làm bạn cùng con. Ngoài ra, với lợi ích biến nỗi ám ảnh về đồ ăn của trẻ thành giờ phút thoải mái, kích thích vị giác, còn là cách giúp các thành viên trong gia đinh học được sự nhẫn nhịn và kiên trì trong hành trình chăm con đầy vất vả.
Với những thông tin trong suốt 2 kỳ, hy vọng mẹ đã có kế hoạch ăn là phải vui cho con một cách rõ ràng và cụ thể. Bé ăn ngon, mẹ rảnh rang chính là mục đích mà ăn là phải vui hướng tới.