BIỆN PHÁP HỮU HIỆU GIÚP MẸ MÁT TAY CHĂM BÉ VIÊM AMIDAN

BIỆN PHÁP HỮU HIỆU GIÚP MẸ MÁT TAY CHĂM BÉ VIÊM AMIDAN

Viêm amidan ở trẻ có thể tái phát nhiều lần, khó điều trị dứt điểm và có thể để lại biến chứng. Tuy vậy, vẫn có cách điều trị viêm amidan tại nhà cho trẻ an toàn và dứt điểm.

Viêm Amidan không điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều di chứng

Tác hại khôn lường khi trẻ mắc viêm amidan

Khi bị viêm amidan, con sẽ mệt mỏi, chán ăn, gây ảnh hưởng tới phát triển dinh dưỡng. Không chỉ có vậy, viêm amidan còn kéo theo những cơn sốt cao nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ thành mãn tính và kéo dài, tái phát nhiều lần.

Biến chứng tại chỗ: Thường gặp là viêm tấy áp-xe quanh amidan do viêm amidan cấp không điều trị khỏi hoặc điều trị sai cách. Nếu bị nặng thì trẻ sẽ khó há miệng và đau đần lên tai.

Biến chứng lân cận: Viêm amidan có thể gây bệnh cho những bộ phận “hàng xóm” như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phế quản, viêm họng và viêm xoang.

Biến chứng toàn thân: Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, nếu bị viêm amidan nặng không khỏi thì có thể dẫn đến biến chứng toàn thân, gây ra những căn bệnh nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp …

Cách điều trị viêm amidan tại nhà cho trẻ

Vệ sinh họng và nước muối loãng

Nước muối sẽ khử vi khuẩn đang trú ngụ trong các ổ viêm. Mẹ hòa toan khoảng 1 thìa muối ăn vào 1 nửa cốc nước. Sau đó cho con súc miệng để loại sạch vi khuẩn. Thực hiện 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối.

Chanh, đường phèn, mật ong

Nước chanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm tốt. Đường phèn thì giúp dịu họng và tiêu viêm. Mật ong cũng nổi tiếng với công hiệu diệt khuẩn, sát trùng. Vì vậy mẹ có thể sử dụng 2 nguyên liệu này để trị bệnh. Mẹ có thể làm nước chanh mật ong, hoặc chưng chanh với đường phèn cho con ngậm.  Đối với trẻ nhỏ thì mẹ nên canh chỉnh lượng mật ong cho phù hợp, vì mật ong có chứa 1 lượng nhỏ vi khuẩn, có thể khiến trẻ sinh bệnh.

Với những cách chữa mẹ trên hy vọng mẹ sớm chữa lành bệnh cho con. Bên cạnh đó, để bệnh viêm amidan không quay trở lại, mẹ hãy phòng bệnh cho con bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối; giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh; không uống nước lạnh, nước đá; hạn chế cho con tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn …