Chuyên gia nói gì về tầm quan trọng của vi chất Kẽm đối với bé?

Chuyên gia nói gì về tầm quan trọng của vi chất Kẽm đối với bé?

Biếng ăn, thấp còi có thể là biểu hiện của việc thiếu kẽm. Thông thường, cha mẹ sẽ ép trẻ ăn nhiều để tăng cân hoặc bổ sung các thực phẩm “giàu dinh dưỡng” mà quên để ý đến việc đảm bảo hàm lượng kẽm. Điều này dẫn đến việc bé thiếu kẽm nhưng lại thừa các chất khác.

Khẩu phần ăn quyết định rất lớn đến việc có cung cấp đủ kẽm cho con hay là không?

  • Lợi ích của Kẽm:

Kẽm quan trọng như thế nào đến sự phát triển của trẻ nhỏ?

  1. Thúc đẩy tăng trưởng cơ thể:

Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em.

2. Cải thiện chiều cao và cân nặng

Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm đầy đủ sẽ cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn, đồng thời giúp tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.

3.Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể:

Kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành và chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Vậy nguyên nhân thiếu hụt kẽm ở trẻ là do đâu?

  • Nguyên nhân thiếu hụt Kẽm:

Do khẩu phần ăn chưa cung cấp đủ nhu cầu cơ thể.

– Do cha mẹ ít chú ý đến vi chất này, vì vậy không bổ sung các thực phẩm có chứa kẽm vào khẩu phần ăn của trẻ.

– Do trẻ kén ăn, thường loại bỏ các thực phẩm chứa kẽm nhiều như thịt bò, giá đỗ, ngao sò trong 1 thời gian dài.

– Do quá trình chế biến thực phẩm, các mẹ thường có những sai lầm khi kết hợp các thực phẩm với nhau dẫn đến bài trừ các chất có sẵn trong thực phẩm.

– Do trẻ bị các bệnh lý có thể gây bài trừ kẽm như tiêu chảy

  • Nhu cầu về kẽm ở trẻ:

Muốn bổ sung kẽm cho trẻ, thì cần phải biết nhu cầu kẽm của trẻ là bao nhiêu vì thừa hay thiếu đều nguy hiểm như nhau.

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi:

– Trẻ em dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày.

– Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đó chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ trong tương lai bằng việc ăn nhiều những loại thức ăn giàu kẽm như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò…

– Trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày.

– Đối với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên thì có thể bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…

– Trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.

Nguồn thực phẩm giàu kẽm:

Không khó để tìm những loại thực phẩm giàu kẽm. Ngoài việc chứa nhiều kẽm, những loại thực phẩm này còn rất dồi dào các loại vitamin và khoáng chất khác.

Nếu chịu khó tìm hiểu mẹ sẽ thấy thực phẩm giàu kẽm rất đa dạng và phong phú.

1. Một con hàu cỡ vừa chứa đến 5.3 mg kẽm. Loại hải sản có vỏ này còn dồi dào protein cùng các dưỡng chất và vitamin khác như vitamin C, B12, Sắt và Selen.1. Một con hàu cỡ vừa chứa đến 5.3 mg kẽm. Loại hải sản có vỏ này còn dồi dào protein cùng các dưỡng chất và vitamin khác như vitamin C, B12, Sắt và Selen.

2. Khi cho con ăn hải sản mẹ lưu ý cho con ăn ít một rồi theo dõi. Nếu không có hiện tượng dị ứng thì mới cho con ăn tiếp. Tôm hùm và cua rất giàu kẽm. Một số loại cá như cá sardine, cá hồi, cá bơn cũng có kẽm nhưng ít hơn.

3. Thịt bò, lợn, gà không chỉ cung cấp protein mà còn giúp trẻ bổ sung kẽm. Tốt nhất hãy ăn thịt nạc, bỏ mỡ và da. Chỉ với 85 g, ức gà sẽ đem đến cho trẻ 0,9 mg kẽm. Trứng cũng là nguồn kẽm đáng lưu ý. Một quả trứng to có chứa 0,6 mg dưỡng chất quan trọng này.

4. Các loại đậu sẽ cung cấp kẽm cho cơ thể và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác. Chúng đều là những loại thực phẩm ít calo, giàu protein cùng vitamin, khoáng chất và chất xơ.

5. Mẹ có biết nấm, rau chân vịt, xúp lơ xanh, cải xoăn và tỏi đều giàu kẽm? Hãy bổ sung những loại rau củ này vào bữa ăn hàng ngày để có đủ kẽm thiết yếu cho con.

6. Các loại hạt cũng là nguồn kẽm tuyệt vời. Hạt bí, hạt điều, đậu phộng và hạt chia đều rất tốt.

7. Có thể hơi khó ăn với trẻ nhưng yến mạch, gạo lức, hạt quinoa hay bánh mì ngũ cốc nguyên cám đều chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và tất nhiên là kẽm.

8. Khoảng 40 g ngũ cốc ăn sáng sẽ cung cấp cho cơ thể 3,8 g kẽm, tương đương 25% lượng kẽm khuyến nghị mỗi ngày. Cách tốt nhất để ăn ngũ cốc là thêm sữa và hoa quả.

9. Ngoài việc là một nguồn canxi quan trọng, sữa và sữa chua còn là các thực phẩm ngon lành chứa nhiều kẽm.

10. Chocolate cũng giúp trẻ tăng cường kẽm. Chocolate càng đắng càng tốt: 60-69% cacao sẽ cung cấp 5% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày, còn 70-85% cacao đem đến 6% kẽm. Mẹ nên nhớ là không nên cho con ăn quá nhiều chocolate cũng như các loại bánh kẹo ngọt khác nhé.