NHỮNG CÂU HỎI VỀ SẢN PHẨM CARE100

Hiện nay đang có chương trình “Khui sữa trúng quà” diễn ra từ nay đến hết 29 tháng 12 với hàng ngàn quà tặng như Xe máy Honda SH, Xe máy Honda Vision, Nhẫn vàng 9999 và hàng ngàn lon sữa khi mua bất kỳ sản phẩm nào của Nutricare. Thông tin chi tiết xem tại đây: https://goo.gl/uCdt4t

Tại mỗi cửa hàng sẽ có các chương trình khuyến mại riêng và từ đó giá của sản phẩm có thể sẽ thấp hơn giá trên website. Điều này vừa giúp chủ cửa hàng bán được hàng và vừa có lợi cho người tiêu dùng.

Không nên pha loãng Care 100 để đảm bảo năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Có thể trộn khi bé quá khó uống sữa, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Pha sữa vào cháo sữa sẽ khó tan không đảm bảo đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho bé, do đó phải kiên trì tập dần cho bé uống.

Care 100 là Sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt dành cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi.

Để có hiệu quả tốt nhất từ Care 100, nên cho bé uống 2-3 ly Care 100 pha chuẩn mỗi ngày, uống thường xuyên và lâu dài. Để có một ly Care 100 pha chuẩn 200 ml, bạn cho 180 ml nước chín để nguội (khoảng 37 độ C) vào ly, rồi cho từ từ 5 muỗng gạt bột Care 100 (muỗng có sẵn trong hộp sữa), khuấy cho tan đều.

Khi thay đổi sữa cho bé nên đổi từ từ, cho bé quen dần với sữa mới với lượng nhỏ và tăng dần đồng thời giảm dần lượng sữa cũ, theo dõi xem bé có dấu hiệu gì khác hay không. Hầu như không gặp trường hợp khó khăn nào khi bé đổi từ sữa khác sang uống Care 100.

Không, bởi vì lò vi sóng làm nóng không đều các phân tử sữa, theo FDA. Thử độ nóng của sữa trên cổ tay, người mẹ sẽ không phát hiện thấy một vài “điểm nóng” có thể gây bỏng trầm trọng cho bé.

Để có một ly Care 100 pha chuẩn 200 ml, bạn cho 180 ml nước ấm chín để nguội (khoảng 37 độ C) vào ly, rồi cho từ từ 5 muỗng gạt bột Care 100 (muỗng có sẵn trong hộp sữa), khuấy cho tan đều.

Sau rất nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã cho ra đời sản phẩm Care 100 với công thức dinh dưỡng chuẩn điều trị cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm lớn theo khuyến nghị công thức F100 được Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị với đậm độ năng lượng 100 kcal/100 ml & hàm lượng đạm cao dễ hấp thu, bổ sung các Vitamin & Khoáng chất thiết yếu như Kẽm, Sắt, Magie, Vitamin A, Vitamin D3, Canxi,..cân đối phù hợp nhất với nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của trẻ em Việt Nam mà vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon và độ sánh đặc hợp lý nhất để các bé yêu thích uống, giúp bé nhanh chóng phục hồi dinh dưỡng, tăng trưởng khỏe mạnh.

NHỮNG CÂU HỎI VỀ BÉ BIẾNG ĂN VÀ CÁCH CHO BÉ ĂN

Trẻ biếng ăn, ăn kém nên được bổ sung các vi chất như Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine để kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miện hơn.

Bé thông thường cần phải được giới thiệu món ăn mới thật nhiều lần trước khi bé thực sự muốn ăn chúng. Mẹ hãy thử những gợi ý sau:

  • Đặt đồ ăn mới trên đĩa của bé để bé ngắm và chơi với chúng. Cho bé thử “1 miếng” nhỏ trước. Việc này giúp bé thoải mái và dễ chịu trong việc tiếp nhận đồ ăn mới.
  • Soạn ra danh sách những đồ ăn bé thích và thay đổi liên tục những món ăn đi kèm với chúng. Ví dụ, nếu bé thích bánh mỳ bơ cho bữa sáng ăn cùng một loại rau, củ, quả cụ thể nào đó, mẹ hãy thay đổi liên tục các loại thực phẩm đó nhằm mục đích giới thiệu đồ ăn mới.
  • Tránh ép ăn hay hứa tặng bé một phần thưởng nếu bé ăn món mới vì việc này có thể làm giảm khả năng chấp nhận ăn thử món mới của bé.
  • Hãy là một người làm mẫu cho bé, nếu bé thấy ba mẹ, anh chị hay bạn bè đều thử món mới thì bé cũng sẽ làm theo.
  • Cho bé chuẩn bị bữa ăn cùng mẹ trong bếp, bé sẽ luôn muốn thử món mình làm.

Phụ huynh cần tạo cho bé cảm giác vui vẻ thưởng thức món ăn, cho bé ăn theo nhu cầu, hãy để bé đói mới cho ăn, không cho bé ăn gì trước bữa ăn chính 2 giờ.

Biếng ăn là một tình trạng rất phổ biến của trẻ thường trong giai đoạn từ 1- 6 tuổi và biểu hiện trẻ không chịu ăn hoặc ăn ít, ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bé biếng ăn lại do tâm lý mà không phải do bệnh tật, vì vậy, các mẹ đừng quá lo lắng khi thấy trẻ biếng ăn nhé, hãy bình tĩnh để xử trí phù hợp nhất.

Bé không chịu ăn thịt không hẳn là một vấn đề, miễn là bé vẫn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ những loại đồ ăn khác. Những thức ăn như trứng, cá, các loại đậu, các loại hạt hay đậu phụ cũng có thể thay thế cho thịt.

  • Nên trở thành một tấm gương tốt để con bạn noi theo. Trong các bữa ăn, hãy chọn và cùng ăn với trẻ các thực phẩm tốt cho sức khỏe.
  • Không nên thêm đường vào đồ uống và thức ăn nếu không thực sự cần thiết.
  • Nên ngăn trẻ ăn các thức ăn vặt có nhiều đường hoặc chất béo. Mua cho trẻ thật nhiều món ăn có lợi cho sức khỏe như trái cây xắt miếng, pho-mát có hàm lượng béo thấp và sữa chua.
  • Không nên tập cho con có thói quen dùng thêm muối thông qua việc bỏ thêm muối vào thức ăn hoặc để lọ muối rắc ở bàn ăn.
  • Nên cho phép con bạn đáp ứng theo nhu cầu thèm ăn của bản thân khi quyết định ăn bao nhiêu trong các bữa ăn.
  • Không nên sử dụng thức ăn như một cách dỗ trẻ.
  • Nên khuyến khích sở thích ăn trái cây và rau xanh bằng cáchtập cho con ăn nhiều loại rau quả với cách chế biến đa dạng ngay từ khi còn nhỏ.
  • Không nên cho trẻ dưới 2 tuổi ăn váng sữa hoặc sữa 1% trừ phi có lời khuyên của bác sĩ. Khi trẻ được 2 tuổi, hãy cho trẻ uống dần từ sữa nguyên chất tới sữa 2%.
  • Nên khuyến khích con bạn giúp chuẩn bị bữa ăn.

Một số trẻ có thể khăng khăng chỉ ăn một loại thức ăn ngày này qua ngày khác suốt một khoảng thời gian. Một số trẻ khác không thích thức ăn để lẫn vào nhau và nhất định không ăn. Thậm chí những trẻ ăn uống tốt nhiều lúc cũng không chịu ăn các thức ăn mới. Bé của bạn biếng ăn tuy bạn không muốn phản ứng quá mạnh mẽ, nhưng bạn cũng không muốn bỏ qua những điều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ.

Những hành vi biếng ăn đặc trưng:

  • Ăn rất ít
  • Chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định
  • Không muốn thử các thức ăn mới
  • Ăn rất ít rau và các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác
  • Thường phá quấy trong giờ ăn
  • Ít quan tâm tới thức ăn
  • Hãy để trẻ tự chọn trái cây và rau xanh trong cửa hàng rau quả.
  • Hãy để trẻ biếng ăn phụ giúp những công việc chuẩn bị thức ăn bằng cách nhờ trẻ khuấy bột hay nêm gia vị.
  • Sử dụng khuôn/ dụng cụ cắt để tạo hình những ngôi sao bằng dưa chuột hoặc ông mặt trời bằng táo.
  • Nhúng trái cây hoặc rau vào trong súp hoặc nước chấm.
  • Hạn chế tối đa sự xao nhãng và tắt ti vi trong suốt các bữa ăn.
  • Cắt nhỏ bí và cà rốt khi nấu món canh hầm.
  • Món ngũ cốc sẽ ngon hơn khi ăn kèm với trái cây xắt lát (thay cho đường).
  • Hương vị tuyệt vời của món trái cây tươi xay nhuyễn sẽ giúp trẻ thấy ngon miệng hơn – hãy để con bạn tự chọn các lọai trái cây ưa thích của mình.
  • Tạo điều kiện để con bạn có cơ hội nhìn thấy các anh chị hoặc các bạn ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Trẻ con thường bắt chước các bạn lớn hơn.
  • Đừng vội hi vọng bé sẽ ăn hết sạch một món nào đó mà hãy tìm cách khuyến khích con ăn thử các món ăn khác nhau – dù chỉ là một ít thôi. Càng thường xuyên ăn thử như vậy, trẻ càng thích ăn những món ăn đó.

Nhiều nguyên nhân làm bé biếng ăn như bé bệnh, biếng ăn do kén chọn thức ăn, biếng ăn do tâm lý, biếng ăn do quá hiếu động…. Biếng ăn thường ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất và sự phát triển của bé về thể chất lẫn tinh thần. Biếng ăn và bệnh là vòng luẩn quẩn, khi trẻ biếng ăn trẻ sẽ dễ bị bệnh, khi trẻ bệnh thì tình trạng biếng ăn càng tăng. Do vậy điều trị biếng ăn càng sớm càng tốt giúp bé khỏe mạnh, mẹ an tâm.

Phân loại biếng ăn:

  • Trẻ biếng ăn do đang gặp phải những tình trạng bệnh lý thực thể
  • Trẻ biếng ăn do nhận thức sai lệch từ cha mẹ
  • Trẻ quá hiếu động, mải chơi quên ăn/ít thèm ăn
  • Trẻ thờ ơ lãnh đạm không hứng thú với chuyện ăn uống
  • Trẻ quá kén chọn thức ăn/ ác cảm với thức ăn
  • Trẻ sợ ăn

Điều trị biếng ăn cần kiên trì:

  • Thay đổi hành vi ăn uống của bé
  • Tập cho bé ăn vào những giờ cố định
  • Giới hạn bữa ăn trong vòng 30 phút
  • Cho bé tập trung vào bữa ăn, không xem ti vi
  • Không tỏ thái độ khó chịu khi bé không ăn
  • Khen ngợi khi bé chịu ăn thức ăn mới
  • Khuyến khích bé tự bốc, tự xúc hay gắp thức ăn
  • Cho bé tự ăn dù bé làm rơi vãi thức ăn, đổ vỡ bát
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng
  • Cung cấp thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ
  • Giới thiệu món ăn mới một cách hệ thống kiên trì
  • Không cho bé ăn, uống đồ ngọt giữa các bữa ăn, chỉ uống nước
  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để bé không bị thiếu năng lượng và dưỡng chất

Bạn hãy nghĩ giờ ăn cũng giống như là giờ chơi. Đó là thời điểm tuyệt vời để tác động và khuyến khích trẻ. Ở tuổi này, hầu như mọi thứ đều lạ lẫm và lí thú đối với trẻ.  Cách tốt nhất để gây chú ý với trẻ là tác động đến trí tò mò và các giác quan của trẻ.

Cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại thức ăn có cách bày trí, nhiệt độ và độ cứng khác nhau. Ví dụ, hãy cho trẻ được sờ, nếm và so sánh giữa trứng tráng/chiên phồng và trứng luộc. Chỉ ra cho trẻ biết thức ăn có loại ấm (như khoai tây nghiền/luộc), có loại lạnh (như sữa chua), loại mềm (như sốt táo) loại cứng (như bánh qui giòn).

Đưa trẻ đến siêu thị hoặc chợ rau củ để trẻ tiếp xúc với nhiều loại rau củ và trái cây có màu sắc, hình dạng và chất khác nhau, sau đó mua một loại thực phẩm mới mang về. Đưa trẻ đến thăm vườn hoặc nông trại để trẻ biết những món ăn quen thuộc trông như thế nào khi ở trên cây. Trồng rau thơm tại nhà và để cho trẻ chăm bón; chỉ cho trẻ biết cách bạn hái rau thơm và thêm vào món ăn.

Được nếm thử các loại thực phẩm đa dạng và tham gia khi bạn nấu ăn, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng và thích thú hơn trong việc thử những món ăn mới. Đó cũng là cách để bạn dạy trẻ về giá trị của việc ăn uống lành mạnh.

Biếng ăn bản thân nó không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hoặc tâm lý. Nhưng lại rất nghiêm trọng và dễ gây ra một vòng xoắn: biếng ăn, ăn ít gây thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, dầu mỡ, vitamin, các yếu tố vi lượng,..thiếu các chất này càng làm cho trẻ biếng ăn và dễ mắc bệnh.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ DINH DƯỠNG ĐÚNG

Sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ, nếu để lại lưu trữ trong tủ lạnh ít nhiều cũng làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. Hơn nữa, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó khi bé bú sữa mà còn thừa thì mẹ nên uống hộ bé cho hết và vệ sinh bình sữa chứ không nên để lại vì có thể gây nhiểm khuẩn cho bé.

Các tổ chức trẻ em như UNICEF, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Canada cũng khuyên mẹ nên cho con bú trong khoảng 2 năm và có thể hơn. Tuy nhiên, sau 6 tháng tuổi, sữa mẹ không cung cấp đủ đáp ứng nhu cầu cho bé cho nên khi đó bé cần được cho ăn bổ sung (ăn dặm). Và bên cạnh các bữa ăn hàng ngày, mẹ vẫn có thể bổ sung thêm cho bé bằng các loại sữa bột để giúp bé tăng cân đều đặn đồng thời kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

Nếu mẹ đang dùng loại sữa giúp bé tăng cân thì không nên pha chung với nước trái cây vì như thế sẽ làm mất đi tác dụng của sữa cũng như của nước trái cây. Ngoài ra mẹ cũng không nên cho bé uống sữa cùng các loại trái cây như cam, chanh vì nó có chứa axit làm kết tủa protein có trong sữa gây khó tiêu cho bé.

Theo các nghiên cứu thì sữa sẽ được hấp thu tốt hay thời gian tốt nhất để uống sữa chính là khi uống cách xa bữa ăn chính 1-2h và khoảng 2h trước khi đi ngủ.

Uống sữa buổi sáng sẽ hỗ trợ cung cấp năng lượng và dưỡng chất quan trọng cho cơ thể hoạt động cả một ngày dài còn uống sữa buổi tối sẽ giúp bé ngủ sâu hơn, tăng khả năng hấp thụ canxi hỗ trợ phát triển chiều cao của bé một cách hiệu quả. Và lưu ý việc cho con uống sữa 2h trước khi đi ngủ còn giúp bé không bị đầy hơi hay nặng bụng như cho uống sữa ngay trước khi ngủ.

Sữa rất tốt cho cơ thể con người và đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong sữa có làm lượng các chất dinh dưỡng cao, khi trẻ bị mắc bệnh nào đó không ăn uống được nhiều thì sữa chính là nguồn cung cấp năng lượng cho bé. Vì thế mà khi bị tiêu chảy, bé vẫn có thể uống sữa nhưng không nên uống sữa bò tươi, váng sữa, sữa đặc có đường mà chỉ nên sử dụng sữa đậu nành, sữa chua. Nếu trẻ đang uống sữa công thức thì mẹ nên dùng loại không có đường Lactose.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để. Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.

Đối với trẻ 1 – 2 tuổi, ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cần ăn 5 – 6 bữa/ngày.

Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín.

Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ.

Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

Chúng ta nên dùng 3 chế phẩm sữa/ngày bao gồm sữa và các chế phẩm từ sữa vào các bữa điểm tâm, bữa trưa và bữa tối. Cơ thể chúng ta cần nhiều canxi ở các giai đoạn khác nhau và sữa là thực phẩm có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu này.

Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất, nhất là các vi chất có liên quan đến sự phát triển chiều cao: Vitamin A, D3, K2, Lysin, canxi, Sắt, Kẽm, Iốt.

Thực hiện những điều này bằng cách cho trẻ ăn đủ bữa theo lứa tuổi, bú sữa mẹ hoặc ăn sữa bột theo tháng tuổi, khi cai sữa mẹ vẫn duy trì uống 500-600ml sữa/ngày. Sử dụng muối Iốt khi nấu ăn, đa dạng hoá các loại thực phẩm để nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng có liên quan đến tăng trưởng. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày để da tổng hợp đủ Vitamin D cho cơ thể. Trẻ cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm. Ngoài ra cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường không ô nhiễm, tăng cường cho trẻ được vận động thể lực từ khi còn nhỏ.

Đúng vậy! Sữa mẹ là phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh vì trong sữa mẹ có chứa các vi chất cần thiết với tỷ lệ phù hợp đồng thời chứa các kháng thể giúp trẻ phòng chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, nếu bạn không đủ sữa cho bé thì sữa bột là một sự lựa chọn thay thể hữu hiệu vì các loại sữa công thức cũng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp bé tăng trưởng một cách tốt nhất.

Sữa bò là nguồn cung cấp protein cho trẻ sơ sinh tốt hơn đậu nành. Không chỉ vậy, trẻ cũng không thể hấp thu tốt một số loại chất khoáng như canxi có trong các sản phẩm từ đậu nành. Theo báo cáo của Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), chỉ nên dùng đậu nành cho các bé không có khả năng hấp thu lactose.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ SUY DINH DƯỠNG - CÒI XƯƠNG - CHẬM LỚN

  • Dấu hiệu, biểu hiện trẻ bị còi xương giai đoạn đầu:

Giai đoạn này thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu bạn thấy bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy… thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.

Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bé bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra lượng canxi của trẻ. Nếu trẻ không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng bị thiếu phốt pho.

  • Dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị còi xương nặng:

Giai đoạn này cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Bạn cần chú ý nếu thấy bé hoạt động kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của bé…

Thứ nhất, nếu là trẻ sinh non hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, tức là trẻ sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh dưới 2.500g.

Thứ hai là nhóm trẻ bị dị tật bẩm sinh, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài. Hoặc trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.

Thứ ba là trẻ bị còi xương, trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý sẽ rất có nguy cơ bị mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.

Những trẻ sinh đủ tháng có cân nặng dưới 2.500g là những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai (SDDBT). Nguyên nhân thường do thời gian mang thai, người mẹ không được ăn uống đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý hoặc bị đau ốm bệnh tật. SDDBT là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Ở những trẻ này, các cơ quan như da, cơ, xương, não, gan, thận… đều bị ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Ngay cả những trẻ có vóc dáng to lớn so với bạn đồng trang lứa vẫn có thể bị còi xương. Tình trạng này gọi là còi xương thể bụ và không hề hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến còi xương, trong đó có rối loạn dinh dưỡng, khi cơ thể không nhận đủ lượng vitamin D, canxi hay phốt phát. Các trẻ càng mau lớn càng có nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng dành cho hệ xương. Nếu bố mẹ không chú ý để con tắm nắng đúng và đủ, bổ sung vitamin D, canxi và phốt phát thông qua chế độ ăn uống thì khả năng bé bị còi xương rất dễ xảy ra.

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng. Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm theo bệnh còi xương hoặc không.

Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho. Nguyên nhân bệnh là do không cung cấp đủ nhu cầu về canxi và phốt pho cho nhu cầu phát triển dẫn đến có những tổn thương ở xương. Bệnh có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phốt pho cao hơn trẻ bình thường. Chính vì thế mà chúng ta cần phòng bệnh cho trẻ ngay từ khi mang thai.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em là do các bà mẹ thiếu kiến thức nuôi dưỡng, cho con ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn không đảm bảo chất lượng, cai sữa sớm, trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính (viêm phế quản mãn, ỉa chảy, lao, sởi…), trẻ bị thiếu ăn điều kiện gia đình khó khăn, thức ăn cả chất và lượng đều không đủ và các yếu tố nguy cơ: trẻ đẻ nhẹ cân, bị các dị tật bẩm sinh, tập quán nuôi dưỡng và chăm sóc sai khoa học, trẻ biếng ăn…

Bệnh còi xương suy dinh dưỡng để lại những hậu quả lâu dài tới sự phát triển của trẻ như: biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, hẹp khung chậu, người thấp bé…và còn ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ sau này với các bé gái.

  • Với mẹ: Để phòng bị còi xương ở trẻ các chuyên gia y tế khuyến cáo là trong thời gian mang thai và cho con bú người mẹ cần được tắm nắng, có thời gian hoạt động ngoài trời, nên ăn những thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì cần được uống bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Với con:

Trẻ sinh ra cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ không chỉ có một hàm lượng vitamin D nhất định mà còn chứa những chất chuyển hóa của vitamin D. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục cho bé uống sữa công thức tối thiểu 300-400ml/ngày.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần cho trẻ ăn nhiều hơn những thức ăn có đủ chất canxi, phốt pho để phòng bệnh. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mà các bà mẹ có thể dùng nấu cho trẻ ăn là cua, tép khô, ốc, tôm, cá, lòng đỏ trứng, hến, sữa bò tươi, sữa chua, vừng đen, rau ngót, rau đay, rau muống…

Khi cho trẻ ăn dặm cha mẹ phải nhớ bổ sung đủ dầu/mỡ vào các bữa ăn dặm để bảo đảm đủ chất béo làm dung môi giúp cơ thể hấp thu vitamin D.

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện.

Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 – 2 thìa cà phê/ngày.

  • Dấu hiệu, biểu hiện trẻ bị còi xương giai đoạn đầu:

Giai đoạn này thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu bạn thấy bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy… thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.

Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bé bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra lượng canxi của trẻ. Nếu trẻ không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng bị thiếu phốt pho.

  • Dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị còi xương nặng:

Giai đoạn này cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Bạn cần chú ý nếu thấy bé hoạt động kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của bé…