Còi Xương là gì mẹ đã biết chưa

Còi Xương là gì mẹ đã biết chưa

Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi. Nhưng đâu mới là lý do gây thiếu hụt vitamin D trong cơ thể trẻ, mẹ đã biết chưa?

Còi xương vẫn thế, không chừa một ai!

Bệnh còi xương là gì?

Còi xương là một dạng bệnh loạn dưỡng xương do thiếu hoặc rối loạn quá trình chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Việc này làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển xương của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi là đối tượng “có nguy cơ” mắc bệnh còi xương nhiều nhất, vì đây là giai đoạn hệ xương phát triển nhanh. Và nếu cơ thể không cung cấp đủ năng lượng cần thiết để đáp ứng như cầu phát triển thì sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và còi xương.

Trẻ mắc bệnh còi xương sẽ dễ gặp tình trạng thấp bé, hông đạt được chiều cao tiêu chuẩn khi trưởng thành. Ngoài ra trẻ còi xương còn dễ bị vẹo xương, vẹo cột sống, dễ mắc các bệnh về hô hấp và thần kinh do hệ xương bị chèn ép. Đặc biệt với bé gái, nếu bị còi xương sẽ tác động xấu đến xương chậu, gây khó khăn cho việc sinh sản sau này. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, trạng thái tinh thần và sự hoạt bát của trẻ.

Phân biệt bệnh còi xương và bệnh suy dinh dưỡng:

Trẻ bụ bẫm vẫn có thể mắc bệnh còi xương

Trẻ còi xương thì thường bị suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng cũng là nguy cơ dẫn đến còi xương. Tuy nhiên, không phải 2 bệnh này lúc nào cũng đi chung với nhau. Nhiều trẻ không hề suy dinh dưỡng, ăn tốt, ngủ tốt nhưng vẫn bị còi xương.

Trẻ còi xương là thiếu canxi và photpho trong quá trình phát triển và dẫn đến tổn thương ở xương. Còn suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do thiếu ăn hoặc không thể hấp thụ chất. Để phân biệt rõ, mời mẹ tham khảo những biểu hiện của bệnh còi xương:

Biểu hiện của bệnh còi xương

– Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

– Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê. Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

– Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón. Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

Nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương mà có thể mà chưa biết !

Còi xương vì thiếu ánh sáng mặt trời: trong điều kiện nhà ở chật trội, thiếu ánh sáng hoặc trẻ không được cha mẹ cho phơi nắng thường xuyên, trẻ sinh vào mùa đông hoặc vùng núi cao nhiều mây mù…sẽ gây cản trở cho việc tắm nắng của trẻ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D.

Còi xương vì chế độ ăn uống không hợp lý: Trẻ không được bú mẹ đầy đủ từ lúc sơ sinh, uống sữa bột quá sớm gây ra mất cân bằng khi hấp thụ canxi. Hoặc do trẻ ăn dặm quá sớm, trong bột, cháo có chất aphytic gây cản trở hấp thụ canxi ở ruột. Cũng có thể là do bữa ăn của trẻ thiếu dầu mỡ, trong khi chất này tạo môi trường tốt để hòa toan vitamin D và giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Và nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu canxi, bữa ăn thiếu cân bằng thì dù trẻ tăng cân, béo tốt nhưng vẫn bị còi xương. Cuối cùng, Bệnh còi xương cũng có thể là do người mẹ ăn uống thiếu chất trong quá trình mang thai.

Trẻ biếng ăn là nguyên nhân gây nên còi xương: Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến còi xương do chế độ ăn uống thiếu vitamin D và các khoáng chất quan trọng. Trẻ suy dinh dưỡng đi kèm biếng ăn khiến cơ thể trẻ càng thiếu chất nghiêm trọng hơn.

Còi xương vì các bệnh lý khác ở trẻ: Các trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa có nguy cơ mắc bệnh còi xương hơn các trẻ khác. Trẻ bị các bệnh về gan, mật hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài làm cản trở sự hấp thụ vitamin D và canxi.

Còi xương là căn bệnh phức tạp, nhiều biến thể và nguyên nhân khác nhau, đồng thời lại rất dễ mắc phải nếu cha mẹ chủ quan và thiếu kiến thức nuôi con nhỏ. Mẹ hãy chăm sóc bé bằng cả tình yêu thương và sự hiểu biết để trẻ được phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhé!