Còi xương và những biểu hiện mẹ thường thấy
Còi xương không phải là một căn bệnh hiểm nghèo. Nhưng nó có thể những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Để không bỏ qua những dấu hiệu dù là nhỏ nhất, mời mẹ tham khảo những thông tin như bên dưới.

Thiếu canxi và phốt pho khiến xương của trẻ mềm, cong và không phát triển
Khi nào thì xác định trẻ đã mắc chứng còi xương?
Biểu hiện của bệnh còi xương giai đoạn đầu
Giai đoạn này thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu bé có những biểu hiện ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc thường xuyên bị rôm sảy… thì mẹ nên chú ý dành thời gian để theo dõi kĩ hơn.
Trong trường hợp tóc của bé mọc ít và mỏng, đặc biệt là phần phía trước và sau gáy thì khả năng mắc chứng còi xương là rất cao. Lúc này thì tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được tiến hành xét nghiệm máu và kiểm tra lượng canxi cũng như phốt pho.
Triệu chứng của trẻ bị còi xương nặng
Giai đoạn bệnh này cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ thấy bé hoạt động kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của bé thì có lẽ bệnh đã trở nặng.
Mẹ cũng sẽ dễ dàng nhận thấy xương của bé mềm đến mức chạm vào cảm giác như không có. Hình dáng đầu của bé cũng thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước có xu hướng nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón cũng có biểu hiện nhô hẳn lên.
Ngoài ra mẹ có thể kiểm tra con có dấu hiệu mắc bệnh còi xương một cách chi tiết thông thông qua 5 bài kiểm tra sau.
- Biểu hiện của hệ tiêu hóa
Trẻ có nguy cơ mắc còi xương nếu có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng ăn, ngủ kém, hay giật mình. Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.
- Biểu hiện của xương
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Trẻ còi xương đầu tiên, xương sọ sẽ bị ảnh hưởng, nhất là vào 3 tháng đầu sau sinh: thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có bướu đỉnh, bướu trán. Xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc một bên do tư thế nằm.
Trẻ trên 6 tháng tuổi: Đầu to có bướu, ngực dô phía trước như ngực gà. Xương sườn gồ lên ở phần nối giữa sụn và xương được gọi là chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện còng cổ tay, cổ chân.
Trẻ lớn hơn: hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm. Răng sữa mọc chậm hoặc trễ so với bạn cùng tuổi.
- Biểu hiện của tóc
Như đã đề cập bên trên, Trẻ mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng trẻ bị còi xương là rất cao.
- Biểu hiện của tuyến bài tiết
- Trẻ hay quấy khóc, giật mình khi ngủ.
- Ra nhiều mồ hôi khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ .
- Trẻ có những biểu hiện như ngủ không ngon, hay giật mình, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy.
- Hoạt động kém hơn bình thường, chân tay uể oải, không mún chạy nhảy chơi.
- Trong trường hợp mắc còi xương cấp tính trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu
- Biểu hiện từ các cơ
Bệnh còi xương làm các cơ nhão dẫn đến trẻ chậm biết lẫy, bò và đi.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bệnh còi xương không được phát hiện và điều trị?

Ngoại hình của trẻ còi xương sẽ bị biến dạng kì quái
Nếu không được điều trị kịp thời thì di chứng nặng nề nhất chính là hệ xương của trẻ. Ngoại hình của trẻ sẽ bị biến chứng kì quái gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như gây ra những tự ti, mặc cảm khi trưởng thành. Những biến chứng điển hình như là:
– Lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống
– Chân tay cong, chân vòng kiếng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X)
– Khung xương chậu hẹp, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái khi trưởng thành.
– Chiều cao của trẻ bị giảm, hạn chế chức năng hô hấp
– Gây ảnh hưởng đối với hệ thần kinh, cơ do bị xương chèn ép.
– Dễ mắc bệnh thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm ở lứa tuổi vị thành niên
Vì vậy các mẹ đừng chủ quan mà bỏ qua những biểu hiện dù là nhỏ nhất để phòng bệnh cho bé yêu.