Dấu hiệu để nhận biết trẻ biếng ăn

Dấu hiệu để nhận biết trẻ biếng ăn

Chứng biếng ăn ở trẻ gồm các rối loạn về ăn uống rất đa dạng phức tạp. Các mẹ cần biết cần nhận biết và điều trị sớm vì nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

 Các định nghĩa biếng ăn thường bao gồm: từ chối những thức ăn cụ thể nào đó, có thể là thức ăn quen thuộc hoặc thức ăn theo mới lạ đối với trẻ (sợ thức ăn), ăn không đủ lượng thức ăn theo nhu cầu hoặc từ chối một số thức ăn nào đó do kết cấu của thức ăn. Cha mẹ nên quan sát và có thể dựa vào thời gian, chất lượng bữa ăn, trạng thái tinh thần của trẻ để đánh giá xem con mình có dấu hiệu biếng ăn hay không:

Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn

Thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ có kéo dài

Thông thường, trẻ cần phải ăn chậm nhai kỹ, mỗi bữa ăn mất khoảng 20 phút để ruột và dạ dày có thời gian tiết đầy đủ các dịch tiêu hóa. Song, nếu mỗi bữa ăn của trẻ kéo dài quá 30 phút thì đây có thể xem là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo chứng biếng ăn.

  • Bé không chịu ăn món mới

Khi bổ sung thêm một món mới vào khẩu phần ăn thì trẻ ăn ít hẳn và luôn tỏ ra bất hợp tác khi ăn. Món mới tuy lạ miệng, nhưng cũng có thể khiến trẻ e ngại, việc thử nghiệm món mới cha mẹ nên cẩn trọng, thử từng chút một để trẻ làm quen.

  • Việc cho bé ăn trở thành cực hình với cha mẹ

Các hành động như ho, la khóc, lấy tay che miệng khi mẹ đút thức ăn, ngậm chặt miệng, nhè, phun thức ăn, khóc lóc, ho, nôn ói … trong giờ ăn là những biểu hiện trẻ đang gặp vấn đề biếng ăn, sợ ăn.

Càng ép bé ăn, bé càng chống đối bằng mọi cách, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất.

  • Cân nặng của trẻ nhẹ hơn so với cân nặng chuẩn

Thường xuyên theo dõi cân nặng và so sánh với cân nặng chuẩn của WHO sẽ giúp cha mẹ phát hiện ra xem trẻ có phát triển đúng chuẩn hay không. Nếu cân nặng của trẻ nhẹ hơn cân nặng chuẩn thì chắc chắn trẻ đã bị “thua kém” về thể chất do biếng ăn.

  • Trẻ dễ mắc bệnh hơn

Bé biếng ăn, cơ thể không tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng và các loại vitamin thiết yếu làm suy giảm hệ miễn dịch. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về hô hấp, hệ bài tiết, tiêu hóa. Tần suất đau, bệnh của bé nhiều hơn so với khoảng thời gian trước hoặc những đứa trẻ cùng trang lứa.

Biếng ăn sẽ dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, khiến bé suy nhược cả về trí lực lẫn thể lực

Ngoài các dấu hiện trên, mẹ lưu ý rằng trẻ chỉ được chuẩn đoán biếng ăn nếu đảm bảo 4 tiêu chuẩn sau: Trẻ ăn ít, kéo dài gây hiện tượng không tăng cân hoặc sụt cân trong thời gian ít nhất một tháng. Trẻ biếng ăn không do bệnh lý dạ dày – ruột hay các bệnh lý khác đi kèm, không tính đến rối loạn tâm thần khác (ví dụ: rối loạn nhai lại). Và dấu hiệu trẻ biếng ăn phải khởi phát trước khi trẻ 6 tuổi.

Biếng ăn gây ra hậu quả gì?

  • Thiếu hụt dưỡng chất, gây rối loạn tăng trưởng

Nhiều chuyên gia cho biết trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời có nguy cơ nhẹ cân hơn 3 lần, thậm chí thua kém từ 6 – 22% chỉ số cân nặng lý tưởng so với trẻ ăn uống tốt.

Khi biếng ăn, trẻ không có cơ hội hấp thu đủ các vi chất quan trọng mà cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng nếu thiếu lại có thể gây ra tác hại vô cùng lớn như: thiếu vitamin A khiến khô mắt, khô giác mạc có thể dẫn đến mù lòa; thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù; thiếu sắt gây thiếu máu; thiếu vitamin D, canxi gây bệnh còi xương,… gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

  • Trí não chậm phát triển

Trẻ biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não như: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt, Taurin, chất béo… là những chất tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não.

Trẻ bị biếng ăn thua kém hơn hẳn về điểm trí tuệ so với trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và sự thua thiệt này có thể ảnh hưởng suốt 5 năm phát triển về sau của trẻ.

 Suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị bệnh

Biếng ăn khiến sức đề kháng của cơ thể giảm, trẻ hay ốm, thiếu hụt vi chất nên lại càng không thiết tha trong việc ăn uống. Khi suy giảm hệ miễn dịch, trẻ biếng ăn sẽ có số ngày bệnh nhiều hơn 29%, nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều hơn 45%. (Theo hội dinh dưỡng http://hoidinhduong.vn/bieng-an/bieng-an-gay-suy-giam-he-mien-dich-o-tre-48.html)

  • Ảnh hưởng phát triển chỉ số cảm xúc

Chỉ số cảm xúc hay còn gọi là chỉ số EQ. Trẻ biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, trẻ có xu hướng thụ động, khó hòa nhập, … lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học kém

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, mẹ cần theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời chứng biếng ăn ở trẻ. Trong trường hợp bé biếng ăn do bệnh lý (trào ngược dạ dày, chứng khó nuốt, viêm miệng …) cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để được khám và chữa trị kịp thời.