Kẽm – Dưỡng chất quan trọng bị “bỏ quên” trong sự phát triển của bé

Kẽm – Dưỡng chất quan trọng bị “bỏ quên” trong sự phát triển của bé

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, có 25-40% trẻ em Việt Nam mắc phải tình trạng thiếu kẽm, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn, thấp còi, chậm phát triển ở một bộ phận trẻ em Việt Nam.

Biếng ăn, thấp còi là biểu hiện của tình trạng thiếu kẽm ở trẻ nhỏ. Cha mẹ thường cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng mất đi sự cân bằng. Điều này gây ra việc thiếu kẽm nhưng lại thừa chất khác, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Tầm quan trọng của kẽm trong sự phát triển của trẻ nhỏ

Kẽm có tác dụng tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng, giúp thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, rất quan trọng đối với trẻ em.

Trong thời gian mang thai, mẹ bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp cải thiện chiều cao và cân nặng cho bé, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Bên cạnh đó, kẽm còn giúp duy trì, bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.

Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh và giúp vết thương mau lành.

Nguyên nhân gây thiếu hụt kẽm ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ dễ bị thiếu hụt kẽm do:

  • Dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không đáp ứng đủ
  • Trẻ kén ăn, không ăn những thực phẩm chứa kẽm như thịt bò, hải sản trong thời gian dài
  • Sự kết hợp các thực phẩm một cách sai lầm trong quá trình chế biến

Sự phát triển của trẻ ft

Bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ

Mẹ cần biết nhu cầu kẽm của trẻ là bao nhiêu để bổ sung đúng, việc thiếu hay thừa kẽm đều nguy hiểm như nhau.

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi:

  • Trẻ dưới 3 thàng tuổi cần khoảng 3mg kẽm mỗi ngày
  • Trẻ từ 5 đến 12 tháng tuổi cần khoảng 5-8mg/ngày
  • Trẻ từ 1 đến 10 tuổi cần khoảng 10-15mg/ngày

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm được hấp thu từ sữa mẹ. Mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa bằng việc ăn những thực phẩm chứa nhiều kẽm như tôm đồng, thịt bò, lươn, hàu, sò, sữa…

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Mẹ nên bổ sung thêm viatmin C để giúp việc hấp thu kẽm được tốt nhất.

Những thực phẩm giàu kẽm mẹ dễ dàng chế biến như:

  • Hàu: Một con hàu cỡ vừa chứa đến 5.3 mg kẽm.
  • Tôm hùm, cua và một số loại cá như cá sardine, cá hồi, cá bơn… Mẹ nên cho trẻ ăn một ít và theo dõi. Nếu trẻ không dị ứng hải sản thì mới cho trẻ ăn tiếp.
  • Thịt bò, lợn, gà không chỉ cung cấp protein mà còn giúp trẻ bổ sung kẽm.
  • Các loại đậu là thực phẩm giàu kẽm. Chúng còn là loại thực phẩm ít calo, giàu protein cùng vitamin, khoáng chất và chất xơ.
  • Nấm, rau chân vịt, xúp lơ xanh, cải xoăn và tỏi đều giàu kẽm.
  • Các loại hạt: Hạt bí, hạt điều, đậu phộng và hạt chia đều rất giàu kẽm.

Sự phát triển của trẻ sp

Nếu trẻ kén ăn, mẹ có thể cho trẻ uống sữa dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, thấp còi. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa dành cho trẻ biếng ăn, chậm lớn.

Trong đó, Care 100 là 1 trong những nhãn hiệu được nhiều mẹ Việt tin dùng, sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia Nutricare dựa trên thói quen ăn uống của trẻ Việt Nam, giàu dinh dưỡng chuẩn 100kcal/100ml theo khuyến nghị của WHO, Bộ Y Tế cho trẻ suy dinh dưỡng.

Sản phẩm Care 100 cũng cung cấp hàm lượng kẽm cao 12,5mg/ 100g bột, cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác như sắt, canxi, natri, kali, magie, các loại vitamin A, C, E, vitamin nhóm B…Hương vị sản phẩm vani tương đối thơm và dễ uống, giá khoảng 172.000 đồng/ lon 400gr và 343.000 đồng/lon 900gr. Xem thêm thông tin tại đây.

Theo MarryBaby