MÁCH MẸ “MÁT TAY” BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA SUY DINH DƯỠNG CHO BÉ

MÁCH MẸ “MÁT TAY” BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA SUY DINH DƯỠNG CHO BÉ

Mẹ có biết ngay từ quá trình mang thai còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã có thể bị suy dinh dưỡng? Nắm bắt bí quyết phòng ngừa suy dinh dưỡng cho bé, để giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh, mẹ nha! 

Hình mẹ và bé

Mẹ nên làm gì khi mang thai để tránh cho bé bị suy dinh dưỡng?

A. Tăng thêm năng lượng

Trong thời kỳ có thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đặc biệt là thời kỳ thai 3 tháng cuối. Nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung cần 2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai 3 tháng cuối phải thêm 350Kcal (tức là 2550Kcal/ngày) tương đương với thêm 1 bát cơm đầy mỗi ngày.–> đây cũng là ví dụ cụ thể về việc ăn bao nhiêu là đủ cho việc phải ăn gì để tăng lượng Kcal.

B. Bổ sung chất đạm và chất béo 

Bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể trẻ. Chất đạm cần tăng thêm 15g/ngày so với bình thường. Chất béo nên khoảng 40g/ngày.  Ngoài chất đạm động vật như sữa, trứng (kể cả trứng vịt lộn), thuỷ sản, tôm, cua, cá, ốc…cần chú ý đến chất đạm từ nguồn thức ăn thực vật vừa rẻ, vừa có lượng đạm cao, lại có thêm lượng chất béo tốt như đậu tương, đậu xanh, cá loại đậu khác, vừng, lạc…

C. Bổ sung các chất khoáng

Sắt: Người mẹ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau sinh 1 tháng.

Canxi: Canxi tích trữ trong thời gian mang thai tổng số gần 30g tất cả, gần như tương ứng với việc tạo bộ xương thai nhi 3 tháng cuối của thai kỳ. Lượng canxi ăn vào được khuyến cáo là 800 – 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bà mẹ mang thai và cho con bú.

Kẽm: Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém.

Iốt: Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai là 175 – 200mcg iốt/ngày. Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển, sò, rong biển… Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng cường iốt. 5. Bổ sung các vitamin

Axit Folic: Nhu cầu axit folic ở người mẹ có thai là 300 – 400mcg/ngày. Nguồn cung cấp axit folic là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm có bổ sung axit folic hoặc viên đa vi chất có axit folic.

Vitamin A: Đảm bảo đủ nhu cầu vitamin A 600mcg/ngày bằng cách thức ăn tự nhiên. Sữa, gan, trứng… là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và dự trữ trong cơ thể. Tất cả các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, xoài, bí đỏ là những thức ăn nhiều caroten, còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.

Vitamin D: Nên được bổ sung vitamin D 10mcg/ngày, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như phomát, cá, trứng, sữa, hoặc các thực phẩm có tăng cường vitamin D. Ngoài ra người mẹ có thể phòng còi xương cho con bằng cách uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI

Vitamin B1: Bổ sung đủ vitamin B1 cho nhu cầu cơ thể, các loại hạt cần dự trữ vitamin B1 cho quá trình nảy mầm do đó ngũ cốc và các hạt họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt. Ăn gạo không giã trắng quá, không bị mục, mốc, nhất là ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho nhu cầu cơ thể (1,1mg/ngày) và chống được bệnh tê phù.

Vitamin B2: Nhu cầu vitamin B2 là 1,5mg/ngày. Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu… Các hạt ngũ cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng bị giảm đi nhiều qua quá trình xay xát.

Vitamin C: Đối với phụ nữ có thai, nhu cầu vitamin C là 80mg/ ngày và đối với bà mẹ cho con bú là 100mg. Để đáp ứng đầy đủ các vitamin và khoáng chất như trên, ngoài việc lựa chọn thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên uống loại viên multivitamin và khoáng chất dành cho bà mẹ mang thai hàng ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.

Ngoài ra cũng cần chú ý không dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá… Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi; Nên ăn nhạt (bớt muối)

Đối với giai đoạn bé ra đời thì bí quyết phòng chống suy dinh dưỡng cho bé như thế nào?

A. Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ:

Mẹ nuôi con bú cần ăn uống cân đối, đầy đủ năng lượng, đạm, sắt, canxi, I-ốt…Nên ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, bao gồm đạm động vật như gia cầm, trứng, cá thịt… và đạm thực vật lấy từ cây họ đậu. Chú ý các thực phẩm giàu canxi và các vi chất khác như magiê, kẽm cũng cần bổ sung đầy đủ. Việc cung cấp các thực phẩm giàu canxi giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, hệ xương răng tốt. Bên cạnh đó, người mẹ sẽ không bị chứng hạ canxi huyết và phòng ngừa được chứng loãng xương sau này. Canxi có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, trứng…  90{af415508e55b09fda4d5050e1d85b8bc3ce4d3778de278767ea16dded51c69fd} sữa mẹ là nước, để có được nhiều sữa, bà mẹ nên uống nhiều nước – sữa càng tốt. Ăn canh, súp, uống sinh tố… (mỗi ngày khoảng 2 lít, vào mùa hè nên uống nhiều hơn do ra mồ hôi nhiều)

Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi để tăng lượng vitamin trong sữa mẹ. Ăn thêm thức ăn giàu DHA như cá biển (cá thu, cá hồi, cá kiếm…) để cung cấp đầy đủ DHA cho não trẻ phát triển đầy đủ.

Đảm bảo nghỉ ngơi đủ, ngủ 8 tiếng mỗi ngày hoặc hơn. Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả cao. Trẻ bú mẹ sẽ mau lớn và phòng chống được bệnh suy dinh dưỡng.

Đối với trẻ ăn dặm trở lên:

Trẻ nhỏ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau thời gian này, trẻ cần được cho ăn bổ sung hợp lý để đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ, đồng thời tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất cho đến khi trẻ được 18-24 tháng. Khẩu phần ăn của trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

A. Năng lượng 

Nhu cầu năng lượng là 110 Kcal/kg cân nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 – 13 kg do đó năng lượng cung cấp là 900 – 1300 Kcal. Năng lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ gồm có: chủ yếu là chất bột như bột, cháo, cơm nát; ngoài ra còn có chất đạm, chất béo.

B. Chất đạm 

Chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Với trẻ nhỏ, cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá, tôm… vì chúng có giá trị cao, có đủ các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra còn giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng sức chống đỡ với bệnh tật. Lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn của trẻ nên đạt từ 50 – 60{af415508e55b09fda4d5050e1d85b8bc3ce4d3778de278767ea16dded51c69fd}. Tuy nhiên, nếu phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc… ) sẽ tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn.

C. Chất béo 

Cần cho thêm 1 – 2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu. mỡ động vật và dầu thực vật đều cần thiết cho sự phát triển của bé. Nếu trẻ đã ăn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ăn.

D. Các chất khoáng 

Canxi và phốt pho cần được chú ý để cung cấp đủ cho trẻ, hằng ngày trẻ cần 400 – 500 mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa và các loại tôm, cua, ốc, trai… Phốt pho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. Ngoài việc ăn uống đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng tạo điều kiện cho vitamin D hoạt động, giúp cơ thể chuyển hoá tốt canxi và phốtpho.

Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 6 – 7 mg sắt qua thức ăn. Đặc biệt, sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi và phốt pho tốt nhất.

E. Vitamin 

Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng vitamin A và vitamin C cần thiết cho trẻ nhất trong giai đoạn này. Nhu cầu vitamin A chính chỉ có trong các thức ăn động vật như trứng, gan… Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C. Vì vậy, cần cho trẻ ăn rau, quả thường xuyên.

F. Tiêm chủng và tẩy giun cũng là cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ

Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp.

Tập cho bé các thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn

.Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.

Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi, không để bé ở truồng hay mặc quần thủng đít.

Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không để bé bò lê la, nghịch đất cát.

Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần . Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.

Việc cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cũng là biện pháp tốt để phòng các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ

Riêng đối với trẻ bị bệnh cần chăm sóc dinh dưỡng như thế nào:

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn:

Mẹ cần tiếp tục cho bé bú sữa mẹ với số lần nhiều hơn và thời gian cho bú kéo dài hơn. Khi bé bị bệnh, cơ thể mệt mỏi và khó chịu sẽ dẫn đến việc bé chỉ muốn ngủ và nhác bú vì vậy bạn hãy kiên nhẫn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé bằng sữa mẹ nhé. Đặc biệt, mẹ phải ăn nhiều dưỡng chất bổ dưỡng hơn thì chất lượng sữa mới tốt được.

Nếu bé bị tắc mũi và mệt mỏi, không bú được, mẹ nên vắt sữa ra ly và cho bé uống bằng thìa từng chút một.

Đối với bé trên 5 tháng tuổi:

Mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú bằng sữa mẹ và cho bé ăn thêm từng ít một với thức ăn được chế biến từ nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng,rau xanh,… có thể bổ sung thêm dầu ăn, dầu ô liu để tăng thêm năng lượng cho bữa ăn của bé và hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm nhừ, loãng hơn bình thường cho bé dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Nên cho bé ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Ngoài ra mẹ nên cho bé ăn, uống thêm các loại trái cây giàu vitamin giúp bé nâng cao khả năng đề kháng như: cam, chuối, chanh, xoài, đu đủ…

Bổ sung thêm nước có chứa khoáng chất cho bé để đảm bảo cơ thể bé không bị mất nước nhé. Đối với các bệnh về mùa hè thì việc uống đủ nước có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh rất tốt.