NHẬN BIẾT NHỮNG BIỂU HIỆN SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ
Suy dinh dưỡng luôn là nỗi ám ảnh của các bậc làm cha mẹ vì bệnh làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ và để lại những hậu quả hết sức to lớn. Vậy dấu hiệu nào để phát hiện kịp thời những biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ em?

Biếng ăn, quấy khóc là những dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng
1.Đối với suy dinh dưỡng thể nhẹ:
Các biểu hiện này bao gồm:
1. Biếng ăn.
Trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần thức ăn theo nhu cầu lứa tuổi. Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất nhưng cũng dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác.
2. Kém linh hoạt hoặc ưa quấy khóc.
3. Chậm tăng cân hoặc đứng cân liên tục trong 2-3 tháng. Cân nặng chính là chỉ số là ban đầu nói lên sự phát triển thể chất của con, đa số các mẹ thường không theo dõi chặt chẽ cân nặng của con, không phát hiện hoặc lơ là việc con bị đứng cân.
4. Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.
5. Rối loạn giấc ngủ. Nếu như bố mẹ thấy bé có các biểu hiện như ngủ không ngon giấc, hay giật mình, quấy khóc về đêm, ra mồ hôi trộm…thì rất có thể bé có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng.
6. Rụng tóc vùng chẩm (chiếu liếm).
7. Chậm mọc răng.8. Da xanh dần, cơ nhão dần.
9. Chậm biết đi.
10. Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng
Phân loại SDD trẻ em trên lâm sàng dựa trên các chỉ số nhân trắc:
Suy dinh dưỡng: Chỉ số cân nặng theo tuổi < –2SD. Chỉ số này biểu hiện một tình trạng thiếu hụt về dinh dưỡng nhưng không đánh giá được tình trạng thiếu hụt đó xảy ra trong khoảng thời gian này hay từ trước. Dù vậy đây vẫn là chỉ số dễ áp dụng nhất trong cộng đồng nên vẫn thường được dùng như một chỉ số chuẩn đánh giá tình trạng thiếu dinh dưỡng của cộng đồng trong tất cả các cuộc điều tra về dinh dưỡng và dùng để phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sau khi có hướng chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa trên các chỉ số còn lại để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng.
Thông thường sẽ có cách cách đo sau:
Với cân nặng:
Nên cân vào buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi đã đi đại tiểu tiện và chưa ăn uống – hoặc cân vào những giờ thống nhất trong điều kiện tương tự. nên cởi hết quần áo. Trường hợp cháu quấy khóc, không dỗ được, có thể cân mẹ cháu rồi cân mẹ bế cháu. Cần chú ý trừ ngay để lấy số cân nặng thực tế của cháu.
Với chiều cao:
Đo chiều cao đứng:
– Bỏ guốc dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Lưu ý để thước đo theochiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằm ngang.
– Gót chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắtnhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bênmình.
– Dùng thước vuông hoặc gỗ áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo.
– Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ.
Đo chiều dài nằm:
– Để thước trên mặt phẳng nằm ngang
– Đặt cháu nằm ngửa, một người giữ đầu để mắt nhìn thẳng lên trần nhà, mảnh gỗ chỉsố 0 của thước áp sát đỉnh đầu. Một người ấn thẳng đầu gối và đưa mảnh gỗ ngang thứ hai áp sát gót bàn chân, lưu ý để gót chân sát mặt phẳng nằm ngang và bàn chânthẳng đứng.
– Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ, ví dụ: 53,2cm (độ nhạy 1mm). Cần lưu ý sosánh với bảng phù hợp, vì cách đo chiều dài nằm và chiều cao đứng có sai số khácnhau 1-2cm.
Hiện nay, người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu sau:
– Cân nặng theo tuổi
– Chiều cao theo tuổi
– Cân nặng theo chiều cao.
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Health Statistics) để coi là nhẹ cân.
Từ đó có thể chia thêm các mức độ sau đây:
Từ dưới -2SD đến -3SD : suy dinh dưỡng độ I
Từ dưới -3SD đến -4SD : suy dinh dưỡng độ II
Dưới -4SD : suy dinh dưỡng độ III
Zscore hay SD score =(Kích thước đo được – Số trung bình của quần thể tham chiếu)/(Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu )
Ví dụ: Một cháu trai 29 tháng, chiều dài 83,3 cm; số trung bình ở quần thể tham chiếu tương ứng là 89,7cm, độ lệch chuẩn là 3,5.
Z-score=(83,3- 89,7)/3,5= -1,83
2. Đối với suy dinh dưỡng thể nặng sẽ được biểu hiện qua các triệu chứng lâm sàng như sau:
Theo Wellcome (1969): Cách đánh giá trên tuy dể thực hiện nhưng có mặt hạn chế nhất là khi trẻ bị phù do thiếu đạm vì cân nặng không thực. Do đó Wellcome đã đề nghị kết hợp 2 tiêu chuẩn giảm cân nặng và phù để đánh giá SDD.
%Cân nặng/tuổi | Phù | Không phù |
<60-80% | kwashiorkor | SDD nhẹ, trung bình |
<60% | Marasmus – Kwashiorkor | Marasmus |
Thể phù (kwashiorkor):
Cân nặng/tuổi còn từ 60 – < 80% so với chuẩn, mặc dù có phù. Trẻ phù từ chân rồi đến mắt và có thể phù to toàn thân. Trên da có thể xuất hiện những đám lấm chấm sắc tố màu nâu, sau đó bong ra, dễ bị trợt loét và bị nhiễm khuẩn. Trẻ thờ ơ với ngoại cảnh, hay quấy khóc, ăn kém, ỉa phân sống, lỏng, nhầy mỡ. Thể kwashiorkor ít gặp hơn thể marasmus; thường do chế độ ăn quá nghèo đạm còn tinh bột tạm đủ chế độ ăn bổ sung chủ yếu dựa vào gạo, ngô, khoai, sắn.
Thể gầy đét (marasmus):
Cân nặng/tuổi < 60% so với chuẩn, cơ thể gày đét chỉ còn da và xươn. Đây là thể hay gặp nhất. Đó là hậu quả của chế độ ăn thiếu cả nhiệt lượng và protein hoặc do cai sữa quá sớm, hoặc thức ăn bổ sung không hợp lý; hoặc do tình trạng vệ sinh kém gây tiêu chảy, trẻ ăn càng kém và vòng luẩn quẩn bệnh lý xảy ra.
Tinh thần mệt mỏi, thờ ơ với ngoại cảnh, trẻ có thể thèm ăn hoặc chán ăn, hay bị rối loạn tiêu hoá, đi phân sống, lỏng.
Thể phối hợp (marasmus – kwashiorkor):
Cân nặng/tuổi < 60% so với chuẩn, cơ thể gày đét nhưng lại có phù, thường phù ở hai mu chân, trẻ kém ăn và hay bị rối loạn tiêu hoá.
Ngoài ra ở trẻ thiếu dinh dưỡng protein – năng lượng thường thiếu các chất dinh dưỡng khác như thiếu sắt, magiê, kali, kẽm, các acid béo chưa no, các vitamin và nhiều chất khác. Điều đó làm cho bệnh cảnh lâm sàng của suy dinh dưỡng protein – năng lượng thêm phong phú và đa dạng. Đặc biệt thiếu vitamin A và bệnh khô mắt thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng có thể dẫn tới nhuyễn giác mạc và hỏng mắt.
Vậy để phát hiện sớm những biểu hiện này, cha mẹ cần:
– Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ: xem trẻ có ăn hết suất và đủ bữa không.
– Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ.
– Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi… có đúng với lứa tuổi).
– Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao mỗi 1-2 tháng, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ.
– Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng không.Suy dinh dưỡng có thể phòng tránh được nếu bố mẹ để ý đến những biểu hiện của con và có hướng điều trị tích cực, đúng đắn.