TIÊU CHẢY KÉO DÀI Ở TRẺ LÀ GÌ ?

TIÊU CHẢY KÉO DÀI Ở TRẺ LÀ GÌ ?

Trẻ bị tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng và có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm do cơ thể bị mất lượng nước và muối lớn. Làm sao để nhận diện sớm cơn tiêu chảy kéo dài mời mẹ tham khảo bài viết sau.

Nhận dạng một cơn tiêu chảy kéo dài

Khi nào được coi là tiêu chảy kéo dài?

Biểu hiện của tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng trên 3 ngày một lần. Tiêu chảy kéo dài được xác định khi đợt tiêu chảy cấp kéo dài trên 14 ngày. Mỗi đợt tiêu chảy được tính từ ngày đầu tiên trẻ bị đến ngày mà trẻ đi phân bình thường trong 2 ngày. Nếu sau 2 ngày mà trẻ tiêu chảy trở lại thì tính là một đợt mới.

Tiêu chảy ở trẻ thường được gây ra bởi virut, vi khuẩn và ký sinh trùng. Các vi khuẩn gây tiêu chảy thường gặp như Shigella, Sallmonella, E.coli sinh độc tố ruột ETEC, Campylobacter; ký sinh trùng gây tiêu chảy ở gia súc cũng thường gặp trong tiêu chảy kéo dài ở trẻ em là Crypsporidium.

Triệu chứng của trẻ bị tiêu chảy kéo dài như sau:

– Có tiền sử mắc nhiều đợt tiêu chảy cấp trước đó hoặc từng mắc tiêu chảy kéo dài

– Phân lỏng, có nhiều nước hoặc khi đặc khi lỏng, mùi chua hoặc khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy hồng hoặc có máu.

– Trẻ biếng ăn, khó tiêu thức ăn lạ và dễ dàng bị tiêu chảy lại

Trẻ dễ mắc tiêu chảy cấp khi?

Khi mùa dịch đến

Dịch tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài do vi khuẩn thường cao mùa nóng, còn do vi rút thì phổ biến vào mùa đông. Nếu trình trạng dinh dưỡng và sức đề kháng của trẻ không cao thì dễ bị lây nhiễm tiêu chảy kéo dài và khó lành bệnh.

Do thói quen sai lầm

Trẻ có thể mắc tiêu chảy thói quen sai lầm: bảo quản thức ăn đã nấu chính không đảm bảo, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không rửa tay trước và sau khi đi toilet, không xử lý phân hợp vệ sinh…

Do chế độ ăn

Nếu ngưng sữa mẹ sớm trước 1 tuổi thì khả năng đề kháng của trẻ không cao. Dẫn đến dễ mắc nhiều bệnh lây truyền, trong đó có tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra, những trẻ không dung nạp đường lactose, mẫn cảm với chất đạm sữa bò, đậu nành cũng dễ mắc tiêu chảy kéo dài. Những trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ có khả năng kháng bệnh mạnh hơn.

Do có tiền sử bệnh

Những trẻ đã thường xuyên mắc tiêu chảy cấp hoặc đã từng bị mắc tiêu chảy kéo dài thì có tỷ lệ tái bệnh cao.

Do suy giảm miễn dịch

Trẻ suy dinh dưỡng, đang hoặc sau khi mắc sởi thì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần trể bình thường.

Phòng chống bệnh tiêu chảy kéo dài cho con bằng cách nào?

Trị tiêu chảy kéo dài cũng tương tự tiêu chảy cấp, mẹ cần áp dụng điều trị bằng cách bù nước và điện giải bằng đường uống, đảm bảo dinh dưỡng, dùng kháng sinh theo chỉ định. Lưu ý không đùng thuốc chống nôn hay cầm tiêu chảy.

Để phòng bệnh tiêu chảy cấp, mẹ cần cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo khu vực chơi và ăn của trẻ sạch sẽ. Rửa tay trước và sau khi ăn cẩn thận. Đảm bảo dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ để tăng sức đề kháng cho con trước các tác nhân gây bệnh. Tuy vậy, cách phòng bệnh tốt cho trẻ đó là cha mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế để uống vắc xin phòng bệnh.