Trị chứng “biếng ăn” cho trẻ có khó như mẹ vẫn nghĩ?

Trị chứng “biếng ăn” cho trẻ có khó như mẹ vẫn nghĩ?

Biếng ăn không được coi là bệnh, đó chỉ là triệu chứng tạm thời ở trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ cả về thể chất và tinh thần. Mẹ cần tìm giải pháp hữu hiệu để khắc phục sớm chứng biếng ăn của trẻ.

Theo các chuyên gia nhi khoa, không có công thức nào đúng với tất cả các trẻ. Tùy thuộc vào nguyên nhân biếng ăn ở mỗi trẻ mà đưa ra giải pháp khác nhau. Sau đây là một trong những giải pháp hữu hiệu các bậc cha mẹ có thể áp dụng để “trị” cho trẻ hết biếng ăn.

  1. Trẻ biếng ăn bệnh lý

Bổ sung dinh dưỡng khi trẻ sử dụng thuốc

Các loại thuốc kháng sinh trẻ uống khi bị bệnh sẽ gây nên tình trạng loạn khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên men thức ăn dẫn đến biếng ăn ở trẻ. Lúc này, cần cho trẻ ăn nhiều bữa, chế biến thức ăn dạng lỏng và mềm để dễ tiêu hóa hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị. Kết hợp với bữa ăn cần cho trẻ uống đủ nước, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ bị ốm.

Cha mẹ có thể ăn thức ăn của trẻ và cho trẻ thử ăn thức ăn của mình nếu phù hợp để động viên trẻ ăn.

  1. Trẻ biếng ăn sinh lý

Cải thiện dinh dưỡng hợp lý qua các món ăn.

Thức ăn cần đa dạng và cân bằng 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh. Việc trẻ thiếu các vi chất như sắt, kẽm và lysine (thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng) cũng là nguyên nhân gây biếng ăn. Vì thế, mẹ nên chọn những thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn giàu kẽm như: tôm, sò, thịt lợn nạc, lòng đỏ trứng gà, củ cải, ổi, khoai lang, bột mì,…; các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: gạo, khoai tây, thịt gà, các loại hạt, rau lá xanh thẫm, chuối, lê, sữa,… và các thực phẩm giàu Lysine như: lòng đỏ trứng, cá, thịt, các loại đậu, sữa tươi,…

Rèn luyện cho bé thói quen ăn uống khoa học

Cho trẻ ăn uống khoa học tức là có sự xắp xếp các bữa ăn sao cho hợp lý nhất, không để các bữa ăn của bé quá gần nhau hay các bữa phụ gần với bữa ăn chính. Không cho bé ăn các loại thức ăn khó tiêu hóa như bánh kẹo, nước ngọt,… trước hoặc ngay gần bữa ăn chính. Những thức ăn đó không có vitamin và khoáng chất mà còn làm bé bị ngang bụng, mất cảm giác đói và thèm ăn nên bé không chịu ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng khác.

Xem xét việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé qua các bữa ăn hàng ngày

Khuyến khích trẻ vận động thể lực

Cho trẻ hoạt động, vui chơi theo cách mà chúng muốn vì điều này giúp máu lưu thông, tăng cường chuyển hóa, kích thích trẻ ăn ngon và nhiều hơn.

Vận động thể lực giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn

  1. Trẻ biếng ăn tâm lý

Tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ cho trẻ trong bữa ăn

Nguyên tắc cơ bản dành cho cha mẹ trong quá trình trị biếng ăn cho trẻ là không ép ăn nếu bé không muốn. Tránh có những hành động như đè trẻ ra xúc thức ăn, đánh cho bé khóc để bé nuốt… vì mọi sự ép buộc đều có thể khiến bé sợ ăn. Thay vào đó hãy cho trẻ có quyền lựa chọn đồ ăn, để bé tự ăn và dừng khi bé thấy no hay không muốn ăn tiếp. Cha mẹ nên làm gương cho trẻ, hãy ăn trước thật ngon và tươi cười, khuyến khích để trẻ tự tin, thích thú ăn.

Để bé tham gia vào quá trình nấu ăn

Trẻ sẽ rất muốn “thưởng thức” những món ăn của chính mình làm ra

Mẹ có thể cho bé cùng đi chợ, cùng lựa chọn những loại thực phẩm mà bé thích và giúp mẹ nấu ăn. Lợi dụng điều này để kích thích bé tò mò về các món ăn khác nhau và muốn “nếm” thử thành quả sau khi hoàn thành. Ngoài ra mẹ hãy trang trí bữa ăn cho con bằng những hình dáng dễ thương, nhiều màu sắc để gây sự thích thú và kích thích bé ăn ngon hơn.

Trong trường hợp các mẹ đã thực hiện đúng như trên nhưng tình hình ăn uống của trẻ không cải thiện. Nếu bé không tăng cân trong vòng 6 tháng hoặc bé thường xuyên có biểu hiện lạ  sau khi ăn thì mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn nhé.