Bánh ăn dặm từ ngũ cốc cho trẻ trên 6 tháng tuổi

Bánh ăn dặm từ ngũ cốc cho trẻ trên 6 tháng tuổi

Để góp phần làm thực đơn ăn dặm của con thêm phong phú thì mẹ ngại gì mà không xuống bếp thử làm qua món bánh từ ngũ cốc mềm xốp và tuyệt ngon như mua ngoài hàng phải không nào?

Bánh ăn dặm từ ngũ cốc của mẹ lúc nào con cũng ăn sạch trơn.

  1. Tác dụng của bánh ăn dặm từ ngũ cốc:

Với đặc điểm bánh mềm, xốp, giúp bé dễ nhai bánh ăn dặm còn chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể bé đặc biệt là với bánh ăn dặm làm từ ngũ cốc, vì nó chứa nhiều calo, khoáng chất, và ít khi gây ra phản ứng dị ứng đối với trẻ nên luôn được khuyên dùng khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm.

Ngũ cốc còn phân thành ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc dạng bột; ngũ cốc tinh chế và ngũ cốc chưa tinh chế. Với những trẻ mới tập ăn dặm, nên cho trẻ ăn ngũ cốc dạng bột bởi vì dạng bột giúp bé dễ tiêu hóa, hấp thụ hơn.

Còn gì tuyệt vời hơn khi món bánh ăn dặm từ ngũ cốc với nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe này lại cực kỳ dễ làm.

  1. Cách chế biến:

Tạo hình bánh cho con là giai đoạn vui nhất đó mẹ.

 

 Độ tuổi:

Từ 6 tháng tuổi.

  • Thành phần:

– Bột mì (loại làm bánh mì): 1 chén

– Ngũ cốc khô dạng bột dành cho trẻ sơ sinh: 1 chén

– Dầu ăn: 3 thìa

– Nước đun sôi để nguội

  • Cách làm bánh quy ăn dặm:

Bước 1: Cho bột mỳ và ngũ cốc vào một cái to lớn, từ từ trộn thêm dầu ăn.

Bước 2: Thêm từ từ nước lạnh vào, trộn đều bột thành khối. Bột không được quá nát để nặn hình.

Bước 3: Cho bột ra, cán bột thành miếng dày khoảng 1,5cm. Dùng khuôn cắt bánh để tạo hình.

Bước 4: Cho bánh lên giấy nến đã chuẩn bị sẵn ở khay, bật lò nướng ở 175 độ trước 5 – 7 phút, nướng bánh khoảng 35′.

Bước 5: Bánh chín có màu hơi nâu thì nhấc ra, phơi nguội rồi cho vào hộp bảo quản.

Lưu ý:

Bánh ăn dặm cho bé mẹ không nên để quá lâu, nên dùng hết trong vòng 2 tuần rồi làm đợt mới. Mẹ có thể thêm nước trái cây hay mật ong để thay đổi khẩu vị bánh cho bé. Có thể nướng bánh hơi già chút nhưng không nên nướng non, bánh ít thơm và dễ hỏng.