“Ăn là phải vui” mẹ đã biết cách chưa? (Kỳ 1)

“Ăn là phải vui” mẹ đã biết cách chưa? (Kỳ 1)

Thay vì biến mỗi giờ ăn của con thành một “cuộc chiến” sao các mẹ không thử khiến giờ ăn của bé thành khoảng thời gian vui vẻ và thoải mái và đáng mong chờ nhất.  Đừng quá cứng nhắc trong việc ăn uống với trẻ nhỏ, hãy hiểu trẻ muốn ăn gì hơn là bắt trẻ ăn theo ý của cha mẹ.

Hãy ngưng khi trẻ có những biểu hiện no hoặc không muốn ăn

Đầu tiên mẹ hãy điểm qua xem con của bạn có những dấu hiệu sau hay không đã nhé:

Những dấu hiệu của trẻ biếng ăn:

Khi có sự tác động của cha mẹ, có thể là tích cực hay tiêu cực. Nhiều cha mẹ tìm các biện pháp sai lầm để ép trẻ ăn nhiều hơn…như cho trẻ xem tv, điện thoại, máy tính bảng, cho trẻ ăn rong, vừa chơi vừa ăn,…khi đó trẻ bị phụ thuộc vào những “cám dỗ” mà bị mất tập trung khiến bữa ăn kéo dài qua lâu,… gây hậu quả thức ăn nguội, mất vị ngon,…lần sau bé sẽ từ chối ăn loại đồ ăn đó…Từ đó dẫn đến biếng ăn.

Dễ nhìn thấy nhất chính là việc bé ăn ít, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, bữa ăn thường kéo dài khoảng hơn 30 phút.  Trong bữa cơm bé không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, chỉ chịu ăn một đến hai loại duy nhất hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn và tâm trạng không thoải mái.

Bé thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy tiếng lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn thì có phản ứng buồn nôn hoặc khóc la bướng bỉnh, hạy tới chạy lui chẳng chịu ngồi ăn.

Ngoài những biểu hiện trên trong giờ ăn, ngoài giờ ăn, trẻ vẫn vui chơi, chạy nhảy bình thường và không có bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào. Trẻ cũng thích ăn vặt như snack, xúc xích, sữa chua… thì đã đến lúc mẹ lên kế hoạch giúp con “ăn là phải vui” rồi đó.

  1. Các quy tắc để lập kế hoạch “ăn là phải vui”.

         a. Tạo không gian và thời gian hợp lý cho trẻ

Mẹ nên giúp bé hình thành ý thức và xây dựng thói quen giờ ăn với một môi trường thoải mái, kích thích hứng thú khi ăn như sau:

– Để bé cùng ngồi ăn với cả gia đình điều này nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, có thể từ khi bé của bạn bắt đầu ăn thức ăn đặc. Việc các thành viên của gia đình thường xuyên ngồi ăn chung với bé cả bữa chính và bữa phụ sẽ tạo không khí ăn uống cho bé. Đồng thời, xem người khác ăn như thế nào là một cách hiệu quả bạn dạy cho bé cách ăn.

– Thời gian ăn của trẻ chỉ nên gói gọn trong 30 phút cho bữa ăn chính và 20 phút cho bữa ăn phụ.

Bé khóc la bướng bỉnh, hạy tới chạy lui chẳng chịu ngồi ăn

– Trang trí món ăn đẹp mắt, món ăn chế biến đa dạng, dụng cụ ăn sinh động, hương vị và cách bày trí thức ăn hấp dẫn sẽ giúp bé thích ăn hơn. Mẹ có thể trang trí thức ăn trên đĩa thành hình khuôn mặt cười, sử dụng những thức ăn khác nhau để tạo những nét mặt khác nhau…

         b. Những điều tuyệt đối bố mẹ không nên làm:

Đa số các bố mẹ đều thấy con ăn nhiều hơn, nhanh hơn khi được xem tivi, điện thoại, iPad, quảng cáo… nên chiều theo và làm mọi cách để cho con ăn. Theo Daily Mail, một nghiên cứu lớn của các chuyên gia Trường Sức khỏe Công cộng thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy những trẻ em dùng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh hơn 5 tiếng mỗi ngày thì tăng 43{af415508e55b09fda4d5050e1d85b8bc3ce4d3778de278767ea16dded51c69fd} nguy cơ bị béo phì.

– Không được cho con ăn vặt trước giờ ăn chính 2 tiếng rưỡi. Tức là nếu bữa tối của bé là 18h thì bữa ăn phụ trước đó phải diễn ra muộn nhất là lúc 16h30. Nếu bé có nhu cầu, mẹ có thể cho ăn thêm sau bữa ăn tối.

– Tuyệt đối mẹ không nên dùng những món tráng miệng hay những món bé yêu thích để làm phần thưởng khi bé hoàn thành bữa chính.

        c. Nên cho ăn theo nhu cầu của trẻ:

– Mẹ có bất ngờ khi chính vì ép ăn lại là lý do khiến con biếng ăn hơn?

– Đừng ép con ăn bằng bốn chữ: “Con có ăn không!” mà thay vào đó hãy làm những việc thiết thực hơn tránh tình trạng mỗi bữa ăn đều biến thành nỗi “ám ảnh” với trẻ.

– Nếu bị ép ăn, trẻ sẽ dùng thức ăn để mặc cả với cha mẹ như tuyệt thực hay nôn ói để chọc giận người lớn, khiến mẹ phải cho quà thì mới chịu ăn.

– Mẹ hãy tin tưởng ở bé, để bé quyết định lượng ăn theo nhu cầu. Lượng thức ăn trong mỗi bữa là do trẻ quyết định, khác với phương pháp truyền thống là bố mẹ cố gắng đút cho trẻ ăn hết một lượng nào đó tùy theo độ tuổi. Bé có thể ăn ít và sẽ tự ăn bù lại vào bữa sau.

– Không ép ăn khi có món mới. Mỗi món mới cần được giới thiệu từ 7-20 lần để bé làm quen. Một số món ăn có mùi vị khiến mỗi lần bé nghĩ đến đều cảm thấy sợ. Vì vậy, mẹ hãy tạm ngưng những thức ăn đó, khi bé lớn hơn mẹ có thể cho bé thử lại, hoặc mỗi ngày mẹ đều bổ sung thêm vào thực đơn bé sẽ làm quen nhanh hơn.

Làm sao để tiếp tục xây dựng “giờ ăn vui nhộn” cho bé, hay lợi ích mà “giờ ăn vui nhộn” mang lại là gì? Số tiếp theo giải đáp hết thắc mắc của bạn.