LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG?
Vai trò của bố mẹ trong việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em rất quan trọng, vì đây là cuộc trường kỳ “kháng chiến” kéo dài cho tới khi con lấy lại được cân bằng. Vậy điều trị bệnh suy dinh dưỡng con như thế nào cho đúng:

Để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, nên cho bé ăn mỗi ngày 6 bữa với đủ 4 nhóm thực phẩm và đừng quên uống sữa.
Điều trị suy dinh dưỡng tại nhà:
- Đối với bé còn đang bú mẹ:
Điều trị suy dinh dưỡng cho con trong giai đoạn này phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ:
Mẹ hãy thiết lập một chế độ ăn uống khỏe mạnh, cân bằng, cung cấp thêm 500 Kcal năng lượng mỗi ngày so với nhu cầu thông thường sẽ giúp mẹ sản xuất 750ml sữa cho bé trong một ngày theo cách sau:
- – Trái cây và rau quả – Cần ăn ít nhất sáu phần ăn mỗi ngày: ít nhất một phần rau và hai phần trái cây. Đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể.
– Bánh mì và ngũ cốc – Ăn ít nhất bảy phần ăn mỗi ngày, tùy chọn các loại ngũ cốc, nguyên hạt để cung cấp nhiều chất xơ.
– Thức ăn giàu đạm: thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, trứng, các loại đậu, các loại hạt – Ăn ít nhất hai phần ăn mỗi ngày là nguồn cung cấp đạm, kẽm, sắt và các loại khoáng chất.
- – Sữa và các sản phẩm từ sữa – Ăn ít nhất ba phần sữa mỗi ngày loại sữa ít béo, ít đường để cung cấp thêm canxi và đạm cho cơ thể.
Trong thời gian cho bé bú, mẹ cần bổ sung khoảng 28g đạm/ ngày và đừng quên cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cũng như bổ sung trái cây, rau xanh và ngũ cốc. Ăn cá 1-2 lần/ tuần vì đây là nguồn dinh dưỡng giàu i-ốt và chất đạm, đồng thời cung cấp DHA cho mẹ và bé.. Ngoài ra, mẹ cần uống nhiều nước, ít nhất là 2l nước mỗi ngày.
Hãy thận trọng với thực phẩm có thể gây khó tiêu, dễ ôi thiu và có thể gây ngộ độc (thịt, trứng, hải sản sống) để bảo đảm an toàn cho bé.
- Đối với trẻ ăn dặm trở lên
Mẹ cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, những ngày đầu cứ 2 tiếng cho ăn 1 lần. Lưu ý là cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Ăn tăng dần calo (từ 75 – 100 – 150 – 200 kcal/ kg) cho đến khi trẻ ổn định duy trì ở mức 120 kcal/ kg/ ngày có thể lên chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo cách sau:
Trẻ từ 6 tháng cho đến một tuổi, cần tăng lên 3 bữa cháo mỗi ngày, mỗi bữa là một bát con khoảng 200ml. Thành phần mỗi bát cháo bao gồm: gạo (20g), thịt cá/tôm (20-25g), dầu mỡ (5ml), rau xanh (20g). Nếu mẹ có nhiều sữa thì chỉ cần cho con bú mẹ, nếu không hãy cho trẻ thêm 3 bữa sữa, mỗi bữa 200ml. Ngoài ra bạn có thể cho bé ăn thêm 100-200ml sữa chua mỗi ngày, trái cây tươi xay nhuyễn và nước quả ép sau mỗi bữa ăn.
Người ta thấy rằng ở mức 100 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ ngày thì cân nặng của trẻ không tăng hoặc tăng không có ý nghĩa. Nhưng với mức 200 kcal/ kg thì trẻ suy dinh dưỡng có mức độ tăng trọng tối đa, để bắt kịp đà tăng truởng.
Khi nhu cầu protein đã thoả mãn thì năng lượng là yếu tố quyết định sự tăng trọng của trẻ trong phục hồi dinh dưỡng.
Tăng dần đạm (từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5 g/ kg). Khi trẻ ổn định duy trì ở mức 3g/ kg.
Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu trẻ không thể ăn đủ theo nhu cầu bằng cách :
- – Cho ăn nhiều món trong cùng một bữa để trẻ ăn đến no căng dạ dày
– Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một lần.
- – Tăng thức ăn giàu năng lượng : thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ, dùng các loại thực phẩm cao năng lượng.
– Cho ăn tăng cường sau bệnh : Tăng bữa, tăng thức ăn, cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ lựa chọn.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng không dùng sắt trong giai đoạn đầu, chỉ sử dụng sắt khi trẻ bắt đầu tăng cân.
Liều bổ sung bao giờ cũng phải thấp hơn nhu cầu hàng ngày, trừ trường hợp trẻ đang bị mắc bệnh do thiếu các vitamin và khoáng chất đó thì có thể phải dùng liều cao hơn, trường hợp này phải uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa
Các chế phẩm Vitamin và vi chất dinh dưỡng đơn lẻ thường có hàm lượng rất cao khi sử dụng cần tham khảo và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc.
Khi sử dụng Vitamin và khoáng chất dưới dạng phối hợp (đa Vitamin, đa khoáng chất…) phải phân biệt rõ ràng công thức cho trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 4 tuổi.
Vitamin và khoáng chất là những yếu tố luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá…), nên nếu sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng, không ăn kiêng, không rối loạn hấp thụ ở đường tiêu hóa thì không thiếu, không cần bổ sung.
Khi nào cần cho trẻ đi bác sĩ?
Khi thấy trẻ có những biểu hiện như không lên cân hoặc giảm cân, teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo, teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng, da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu. Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: phân sống, tiêu chảy hay gặp, chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân trẻ chậm phát triển vận động, trẻ thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hay buồn bực, ít vui chơi, kém linh hoạt… Thì cha mẹ nên đưa con đến ngay các bệnh viện, phòng khám dinh dưỡng để khám cho con.