TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG HIỂU LẦM NÊN TRÁNH

TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG HIỂU LẦM NÊN TRÁNH

Tiêu chảy cấp hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong bằng những sai lầm không đáng có.  Đừng để tâm lý vội muốn chữa bệnh cho con mà khiến tình trạng bệnh của con tồi tệ hơn.

Tiêu chảy cấp là tình trạng đi phân lỏng trong một thời gian ngắn, khoảng dưới 7 ngày. Bình thường thì trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, có thể có tần suất đi tiêu nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 lần, đến 10 lần một ngày, hoặc hơn thế nữa. Phân của trẻ nhìn có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu.

Với trẻ bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng 1 – 2 lần đi tiêu một ngày. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, vì đây là một tình trạng bệnh lý, trẻ sẽ có sự thay đổi tần số đi tiêu, cũng như tính chất phân một cách đột ngột, rất dễ nhận biết.

Nếu phát hiện trẻ bị tiêu chảy thì mẹ cần phải bình tĩnh để đảm bảo không mắc phải những sai lầm dưới đây.

Tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy

Với tâm lý mong con sớm hết bệnh mà nhiều bậc phụ huynh mua ngay các loại thuốc cầm tiêu chảy khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ khuyến cho virus và vi khuẩn lưu trú lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn. Tiêu chảy cũng là cách để cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể. Nên việc tốt nhất là mẹ nên bù nước và điện giải cho con bằng Oresol.

Tự ý dùng kháng sinh

Ngoài việc tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy thì nhiều người lựa chọn kháng sinh và việc này còn nguy hiểm hơn cả. Nhiều loại kháng sinh khi vào cơ thể sẽ gây rối loạn vi khuẩn và có nguy cơ gây ngộ độc. Không nên sử dụng kháng sinh khi không có lời khuyên của bác sĩ.

Truyền nước biển để cấp nước

Ai cũng biết rằng tiêu chảy cấp khiến cơ thể mất nước nhưng truyền nước biển là phương pháp không phù hợp. Oresol là dung dịch thích hợp nhất để bù nước và bù điện giải cho trẻ trong trường hợp này. Nên uống nước sôi để nguội thông thường hoặc dung dịch bù nước oresol pha sẵn theo hướng dẫn. Với dung dịch nước biển, thường cho uống sau khi trẻ đi tiêu lỏng chứ không nên uống cả ngày vì có thể khiến trẻ ngộ độc muối, gây nặng hơn tình trạng tiêu chảy. Nếu trẻ còn bú mẹ thì nên bú mẹ càng nhiều càng tốt, giúp trẻ vừa bù nước vừa có đủ năng lượng.

Có thể dùng các loại nước thay thế khác như nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt, nước dừa tươi… Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tránh các thức uống có cà phê.

Không cho trẻ ăn

Lúc này cơ thể trẻ cần nhất là dinh dưỡng để tự đề kháng chống lại căn bệnh nên mẹ tuyệt đối đừng kiêng khem. Hãy cho con ăn những món ăn lỏng dễ tiêu hóa nhưng giàu chất dinh dưỡng. Món soup cà rốt thịt gà được khuyến cáo là món ăn bổ sung năng lượng thích hợp nhất cho bệnh tiêu chảy cấp.

Chủ quan không đưa trẻ đi khám

Trẻ bị tiêu chảy hầu hết có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ sốt cao khó hạ, li bì khó đánh thức, co giật… Trẻ đi tiêu phân có máu, dấu hiệu chuyển qua kiết lỵ cần phải điều trị kháng sinh theo chỉ định bác sĩ. Trẻ khát nước, quấy khóc nhưng khóc không có nước mắt là dấu hiệu mất nước, có thể chuyển nặng, cần đến bệnh viện để được chăm sóc tốt nhất.